0948912688
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
02422.05.05.05 - 091.4567.869

Tái chế vải vụn bằng cách nào cho hiệu quả

Theo sự phát triển của đời sống xã hội thì ngành may mặc cũng phát triển theo, kéo theo sự phát triển đó là sự xả thải của “Rác dệt may”. Vải vụn, vải thừa, vải hỏng lỗi mốt bỏ đi ở các cơ sở may mặc thường chỉ được dùng làm giẻ lau, đem đốt trong lò hơi hoặc đốt bỏ. Cái lợi trước mắt là để giải phóng diện tích nhưng việc đốt bỏ lại làm sản sinh vô số khí độc, trong đó có chất dioxin gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy cách tái chế vải vụn như thế nào để giảm thiểu ô nhiễm đồng thời tận dụng được vải vụn tạo ra giá trị kinh tế cho con người? 

Vải vụn, vải thừa là gì?

Vải vụn là phế phẩm của ngành công nghiệp may mặc. Nó được hình thành trong quá trình đo đạc và cắt may các sản phẩm quần áo, đồ đạc. Trước đây, loại phế phẩm này không thu hút được nhiều sự quan tâm. Nó không được tận dụng mà chỉ được coi là một loại rác. Các công ty may mặc sau khi thu gom sẽ xả trực tiếp ra môi trường hoặc mang đi đốt.


Tuy nhiên, số lượng vải vụn ngày càng gia tăng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này sẽ tác động tiêu cực đến môi trường. Hoàn cảnh này đã khiến cho mọi người phải đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để xử lý vải vụn một cách hiệu quả”.

Cũng từ đó mà người ta đã tìm ra câu trả lời thích hợp và mang đến nhiều lợi ích cho con người. Những công dụng mà vải vụn mang lại quả thật vô cùng bất ngờ. Nó được người ta tận dụng để làm nên nhiều đồ dùng. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Cách tái chế vải vụn

Cây bèo, vỏ trấu còn mang lại lợi nhuận cho con người. Vậy thì chắc hẳn vải vụn còn mang lại nguồn lợi lớn hơn thế. Nó có thể không đem đến giá trị trong may mặc nhưng ở những lĩnh vực khác thì chắc chắn sẽ phát huy được công dụng.

Đặc biệt, với sự sáng tạo của con người, vải vụn, vải thừa có thể mang đến công dụng bất ngờ. Thực tế đã chứng minh điều này. Vải vụn ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

1. Làm đồ gia dụng

Rất nhiều công ty tái chế đã tiến hành thu gom vải vụn. Sau đó họ đem về xưởng phân loại vải thu mua được. Dựa vào chất liệu khác nhau sẽ sản xuất ra các đồ gia dụng khác nhau.


Các sản phẩm này đều được người tiêu dùng sử dụng phổ biến. Cụ thể là các sản phẩm như: đồ bắt nồi, giẻ lau, cây lau nhà, đồ chùi chân, vỏ gối,… Từ những mớ vải vụn giá rẻ mà họ đã tạo nên giá trị kinh tế dồi dào cho mình.

2. Làm các sản phẩm thời trang

Những mảnh vải vụn có kích cỡ to hơn, họa tiết và màu sắc hợp thời sẽ được thu gom để làm một số đồ thời trang như túi xách, dây buộc,…


Ngoài ra, người ta cũng dùng những phần vải này để may đồ cho trẻ em. Dù là họa tiết, màu sắc hay chất liệu đều đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng.


3. Làm các sản phẩm handmade

Vải vụn được sử dụng để làm nhiều đồ dùng khác nhau. Trong đó có những sản phẩm đồ chơi thiếu nhi như búp bê, gấu bông và cả những quả bóng bằng vải. Chưa kể nó còn được ứng dụng vào sản xuất các thiết bị giảng dạy.


Những hình nộm bằng vải với màu sắc bắt mắt chắc hẳn sẽ vô cùng bắt mắt và thu hút sự quan tâm của học sinh. Một số người cũng sử dụng vải vụn để tạo nên các sản phẩm handmade, đồ lưu niệm.

4. Tái chế làm sợi bông nhân tạo

Với những mảnh vải vụn, vải thừa, hay quần áo cũ không thể tái chế thì với sự trợ giúp của máy móc, thiết bị hiện đại, bạn hoàn toàn có thể tái chế chúng thành những sợi bông nhân tạo để làm lõi gối, chăn ga, thú nhồi bông,…


Làng Gia, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là nơi chuyên thu mua bông để làm lõi chăn gối. Để thay thế nguyên liệu bông nhập từ nước ngoài và với mong muốn giảm giá thành sản phẩm để dễ dàng cạnh tranh trên thị trường, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn đầu tư Máy nghiền vải vụn thành bông 3A4Kw của công ty CPĐT Tuấn Tú. 

Chiếc Máy nghiền vải thành bông 3A chuyên dùng để nghiền vải vụn, vải thừa, vải hỏng, lỗi mốt thành bông sợi với tỉ lệ bông cao, năng suất đạt 30kg/giờ. Chiếc máy nghiền vải 3a góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, vừa tận dụng được phế liệu bỏ đi, hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhờ sự lựa chọn đầu tư đúng đắn của bà con mà bộ mặt Làng Gia đã thay đổi, theo điều tra có tới 80% số hộ khá - giàu từ nghề làm bông. 


Có thể thấy, từ nguồn vải vụn, chúng ta có thể xây dựng được nhiều mô hình kinh doanh sinh lời khác nhau. Nếu biết cách tái chế vải vụn, người ta có thể tạo nên giá trị kinh tế to lớn cho bản thân và mọi người.


Bình luận

Lưu ý: không hỗ trợ mã Html!