Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững. Ở các nước trên thế giới, từ lâu người nông dân đã trồng trọt theo phương thức hữu cơ, trong khi đó khái niệm này lại khá mới mẻ đối với nông dân Việt Nam.
Nông nghiệp hữu cơ là hình thức nông nghiệp tránh sử dụng hoặc loại bỏ phần lớn thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, các chất điều tiết tăng trưởng cây trồng, và các chất phụ gia không an toàn trong thức ăn gia súc.

Nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ tối đa dựa vào vòng quay của mùa vụ, các phụ phẩm thừa sau thu hoạch, phân và chất thải của động vật và kết hợp canh tác cơ giới để duy trì và nâng cao chất lượng đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, kiểm soát cỏ dại, côn trùng và các loại sâu bệnh gây hại khác.
Theo Tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM thì: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người."

Các loại rác thải từ nông nghiệp được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Nhìn chung, nông nghiệp hữu cơ sẽ giúp duy trì và cải thiện cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái trong nông nghiệp, tránh khai thác quá mức và gây ô nhiễm đến các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu tối đa việc sử dụng các nguồn lực và năng lượng không thể tái sinh, sản xuất lương thực đủ dinh dưỡng, không độc hại, và chất lượng cao… Nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ cho đất lâu dài, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,… Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường ở nông thôn.

Sản phẩm sau khi xử lý sẽ là nguyên liệu cho trồng trọt
Tại sao nông dân lựa chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ?
Để trả lời câu hỏi này, đã có một vài cuộc điều tra được thực hiện trên thế giới, nông dân đều có chung câu trả lời đó là: Vì thực phẩm an toàn hơn / Vì sức khoẻ của gia đình họ/ Vì có thu nhập cao hơn / Vì muốn có một môi trường tốt hơn.
Tại sao người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ?
Vì sản phẩm từ sản xuất hữu cơ không có chất thải từ chất kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu.
Các loại rau củ quả hữu cơ có vị ngon, nhiều dinh dưỡng hơn, bảo quản được lâu hơn.
Rau quả hữu cơ còn chứa nhiều chất chống ôxy hoá có tác dụng phòng chống các bệnh ung thư.
Sự khác biệt giữa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm sạch, an toàn khác là gì?
Sự khác biệt rõ nhất giữa các sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm sạch, an toàn khác là quy trình sản xuất: Sản xuất các sản phẩm hữu cơ không sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu, nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi là nguồn thức ăn có sẵn từ tự nhiên. Trong khi đó, quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn vẫn sử dụng số lượng nhất định thuốc trừ sâu cũng như phân bón hoá học, các chất kích thích và thức ăn tăng trọng trong chăn nuôi.
Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn trong sản xuất thực phẩm hiện nay?
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đã và đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định sự uy tín của thương hiệu. Tất cả các công đoạn từ sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng là tiêu chuẩn để quyết định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một loại thực phẩm.
Vấn đề tồn dư hóa chất thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả còn cao, đang là mối lo ngại của toàn xã hội. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cần thiết vẫn diễn ra thường xuyên tại một số địa phương, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới môi trường sống, nguồn nước ngầm và đất đai.
Trong những thập niên gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được thành tựu đáng kể về chất lượng, năng suất, chủng loại sản lượng, và quy mô sản xuất...; đã tạo ra một số lượng sản phẩm rất lớn để đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ : các vấn đề về ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, đất đai bạc màu, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, sự bùng phát sâu bệnh do phá huỷ hệ sinh thái về sử dụng quá nhiều hóa chất độc hại.
Để khắc phục những nhược điểm nói trên, nền nông nghiệp nước ta đang từng bước chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn. Trên thị trường, người dân đã biết đến và làm quen với các sản phẩm nông sản sạch như: rau an toàn và một số thực phẩm, hoa quả an toàn. Hiện nay, vấn đề thực phẩm sạch đang được người dân đặc biệt chú ý quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của con người.
Nông nghiệp hữu cơ được phát triển dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các phương pháp canh tác cải tạo đất để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Quy mô nông nghiệp hữu cơ ở nước ta vẫn còn rất nhỏ và vẫn đang mang tính thử nghiệm, nhưng đã có được sức hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người sản xuất và tiêu dùng. Bởi nông nghiệp hữu cơ sử dụng các biện pháp cũng như quá trình canh tác được coi là lành mạnh về sinh thái và có sự bền vững. Sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ có chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của con người. Trong nền nông nghiệp hữu cơ, nông dân không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng và phân bón hóa học; không sử dụng các chất diệt cỏ hoặc hóa chất bảo vệ thực vật... nông nghiệp hữu cơ từ chối sử dụng các chế phẩm biến đổi gien.
Các biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ bao gồm:
- Về phân bón: chỉ dùng các loại phân hữu cơ được làm từ phân xanh, phân rác, phân chuồng các phế liệu từ lò mổ, nếu dùng phân khoáng thì sử dụng loại phân khó tiêu (như phốt phát tự nhiên và bột tảo biển các loại).
- Về phòng trừ sâu bệnh: Không dùng các loại thuốc hóa học mà cần phải phát huy tính chống chịu của cây trồng bằng cách bón phân hữu cơ tốt, xen canh, luân canh thường xuyên và kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, phòng trừ sinh học, và sử dụng các sản phẩm thuốc phòng trừ có nguồn gốc từ thảo mộc.
- Về làm đất: Chỉ nên làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động, cải thiện và gia tăng độ dinh dưỡng cho đất.
Nếu làm một phép tính so sánh về chi phí, ta sẽ thấy rằng: chi phí để mua nguyên vật liệu sản xuất ra phân hữu cơ giảm 30% so với chi phí để mua phân bón hóa học. Vì hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ này hướng tới tăng cường sinh thái tự nhiên hơn là phá hoại tự nhiên. Nó chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn có tại chỗ được tận dụng tối đa để bồi hoàn cho đất, góp phần giữ gìn sinh thái và bảo vệ môi trường.
Một trong những sản phẩm tiêu biểu giúp chế biến các loại rác thải trong nông nghiệp như vỏ dừa, ngọn mía... thành nguyên liệu cho trồng trọt chính là sản phẩm máy nghiền rác hữu cơ 11Kw do Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú cung cấp. Sản phẩm đã và đang được sử dụng rộng rãi và được người dùng đánh giá cao về hiệu quả và chất lượng!

Thực trạng vệ sinh an toàn trong sản xuất thực phẩm hiện nay?
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một loại thực phẩm được quyết định bởi tất cả các công đoạn mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất trong rau còn cao, đang là mối lo chung của toàn xã hội. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá mức cần thiết vẫn còn xảy ra thường xuyên tại một số địa phương, ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống, nguồn nước ngầm và đất đai.
Về phân tích thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho thấy hàm lượng độc tố và thức ăn nhiễm vi sinh vật gây bệnh cũng như hàm loại kim loại nặng như chì, đồng, kẽm trong thức ăn chăn nuôi cao hơn mức quy định từ 1.8 đến 5.6 lần. Điều này gây tồn dư và ảnh hưởng đến tính an toàn của vật nuôi.
Hướng đến một nền nông nghiệp xanh, nền nông nghiệp hữu cơ là một hướng đi mới cho nền nông nghiệp nước nhà, giúp người nông dân nâng cao chất lượng của sản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường ở nông thôn!
Thẻ liên quan